Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Góp bao nhiêu cũng là không đủ... Võng lưới Duy Lợi


Góp bao nhiêu cũng là không đủ...

Thứ bảy - 11/10/2014 13:19
Góp bao nhiêu cũng là không đủ...
 
 
 Không chỉ đóng góp vật chất để ủng hộ chương trình “Tháng 3 biên giới” như hàng trăm bạn đọc khác đã đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ thời gian vừa qua, một số bạn đọc đã vượt hàng ngàn cây số đến nơi tận địa đầu Móng Cái để được tận mắt chứng kiến những khó khăn của bà con vùng biên ải, để trực tiếp cảm nhận những hi sinh của đồng bào và chiến sĩ Quảng Ninh trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc.
Đứng lặng người trước tấm bia mộ ghi danh 86 liệt sĩ anh dũng hi sinh tại Pò Hèn, ông Lâm Tấn Lợi (chủ doanh nghiệp võng xếp Duy Lợi) đã khiến nhiều người có mặt tại Pò Hèn xúc động khi những giây phút tưởng niệm nghiêm trang của ông kéo dài. Đặt bàn tay lên tấm bia mộ ghi tên tuổi và quê quán của 86 liệt sĩ cùng hi sinh trong một ngày duy nhất, ông Lợi không nói lời nào nhưng gương mặt thành kính và đầy xúc cảm. Cũng như vậy, ông Lê Nguyễn Minh Quang - tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche - đã thành kính nghiêng mình trước những liệt sĩ và chăm chú nghe những người lính ở Pò Hèn kể về cuộc chiến tranh khốc liệt cách đây 34 năm.
Giọng đầy cảm xúc, ông Quang bày tỏ: “Thật may mắn khi đặt chân đến đây để được góp phần làm một việc hết sức ý nghĩa đối với Tổ quốc. Nhìn những đứa trẻ bằng tuổi con mình mà nhỏ tí xíu bởi cuộc sống thiếu thốn và vất vả, mới thấy để đất nước bình yên thì những người lính, người dân biên giới đã phải hi sinh, cống hiến cả cuộc đời của họ. Nên đóng góp bao nhiêu cho biên cương cũng là không đủ”!
Len vào giữa những em nhỏ ngồi ngay ngắn trên ghế hồi hộp chờ xem chương trình “Tháng 3 biên giới”, bà Trần Thị Tuyết Hoa, nguyên phó tổng giám đốc Sài Gòn Co-op, chia những viên kẹo dừa nho nhỏ cho các em. Lúc đầu đám trẻ ngại ngần thu đôi bàn tay vào trong lòng, nhưng được sự khích lệ của các cô giáo, các em hồ hởi xòe đôi bàn tay nhỏ xíu nhận những chiếc kẹo rồi cùng nhấm nháp vị ngọt béo. Và rồi người lớn và trẻ con cùng hòa vào tiếng nhạc, tiếng hát.
Mang theo những thùng sách đầu tiên của Nhà xuất bản Trẻ tài trợ 10 tủ sách cho các đồn biên phòng, ông Dương Thành Truyền, chủ tịch HĐQT Nhà xuất bản Trẻ, đã tận tay trao những cuốn sách cho các cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Pò Hèn. “Những cuốn sách này không chỉ để cho các chiến sĩ biên phòng đọc mà sẽ được trao đổi cho bà con dân bản sống xung quanh có nhu cầu đọc sách thông qua nhà văn hóa của xã” - trung tá Chu Văn Lạc, đồn trưởng đồn biên phòng Pò Hèn, cho biết.
Chỉ nhiêu đó thôi mà rưng rưng xúc động trước tấm lòng của những nhà hảo tâm, cựu chiến binh, những nhà nghiên cứu đã đồng hành cùng “Tháng 3 biên giới”. Và “Tháng 3 biên giới” sẽ không chỉ diễn ra ở Pò Hèn mà đang được nhân rộng thông qua hành động gây quỹ tại chỗ của Bộ đội biên phòng Quảng Ninh. Hơn ai hết, những người lính biên phòng, những nhà tài trợ đã hiểu được phần nào khó khăn, những điều cần thiết phải làm cho biên giới, để biên ải Tổ quốc luôn được bảo vệ vững chắc mới mang lại bình yên cho đất nước.
Theo tuoitre.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
1
2
3
4
5
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: bao nhiêu
Những tin mới hơn

Mang lên huyện Trạm Tấu chút quà Tết miền xuôi ững tiếng cười thân thiện và ấm áp tình người xua tan đi giá lạnh.

Mang lên huyện Trạm Tấu chút quà Tết miền xuôi

Thứ bảy - 11/10/2014 13:22
Mang lên huyện Trạm Tấu chút quà Tết miền xuôi
 
 
Trọn vẹn một ngày với Trạm Tấu, trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Yên Bái và của cả nước, 40 suất quà đã được trao tận tay từng người dân. Những chiếc chăn ấm lần lượt theo chân chủ nhân mới về nhà. Những gương mặt tươi vui, phấn khởi, những tiếng cười thân thiện và ấm áp tình người xua tan đi giá lạnh.


Tiếp tục chương trình Tết vì người nghèo xuân Quý Tỵ, đoàn công tác của Báo Công an nhân dân lại lên đường đến với Trạm Tấu, một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Yên Bái và của cả nước. Đã không còn hình ảnh mùa lúa chín vàng trên các nương ruộng bậc thang thơ mộng. Ở nơi đây, mùa xuân dường như chưa đến. Sương muối, giá lạnh vẫn đang phủ lên vùng núi cao này những ngày khắc nghiệt nhất của mùa đông Tây Bắc.
Tờ mờ sáng 31/1 - tức 20 tháng Chạp, dù trời lâm thâm mưa lạnh, đoàn công tác của Báo Công an nhân dân do Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Phó Tổng biên tập dẫn đầu vẫn xuất phát từ Hà Nội, mong đến được Trạm Tấu trong buổi sáng. Chuyến đi mang theo 40 suất quà do doanh nghiệp Võng xếp Duy Lợi gửi tặng, bao gồm chăn giữ ấm và một chút tiền, để ngày Tết của người nghèo Trạm Tấu có thêm chút lửa ấm, tươi vui hơn. Không chỉ là huyện nghèo của tỉnh Yên Bái, Trạm Tấu còn là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Với 80% đồng bào người Mông sinh sống, kinh tế hầu như chỉ phụ thuộc vào cây lúa, cây ngô nên cái nghèo mãi luẩn quẩn bám riết đồng bào từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong số đông đảo bà con có mặt ở trụ sở UBND huyện Trạm Tấu, có rất nhiều người đã chạm đến đáy của cái nghèo. Anh Lường Văn Tí, 35 tuổi, bản Lìu 1 bị tật nguyền từ nhỏ. Anh bị ốm đau liên miên, mọi việc nương rẫy chỉ do một mình vợ anh làm. 3 đứa con nhỏ, đi học cũng phải theo lịch kiếm tiền của mẹ. Hôm nào vợ Lường Văn Tí đi kiếm được củi, đào được củ khoai, củ sắn bán có tiền đong gạo thì hôm đó, con cái được đi học. Hôm nào mưa, không kiếm được tiền thì con cũng nghỉ học luôn. Hay như trường hợp bà Vi Thị Nhung, 53 tuổi, làm nghề bán bánh rán tại thị trấn Trạm Tấu. Sống đơn thân trong căn nhà dột nát đã nhiều năm nay, tiền dành dụm được từ bán vài chiếc bánh cũng chỉ đủ nuôi miệng qua ngày. Buổi sáng đoàn đến trao quà cũng là buổi bà phải nghỉ hàng vì mưa dột.
Được thông báo từ mấy hôm trước, sáng sớm nay, bà Vi có mặt tại trụ sở UBND huyện. Chiếc chăn mới còn thơm sực mùi vải sẽ được thay cho chiếc chăn bông sờn rách, lòi cả ruột bông mà bà vẫn dùng cả chục năm nay.  Bà bảo Tết này chưa sắm được gì. Mà thực ra đã bao năm, Tết lại hóa buồn hơn ngày thường, bà cũng chỉ làm qua quýt. “Các năm trước, huyện với thị trấn cũng có hỗ trợ. Nhưng năm nay là được nhận quà to nhất” – bà Nhung cười, cái cười vẫn vương vẻ khắc khổ, tay nắm chặt tay chúng tôi. Có chút tiền này, Tết bà sẽ mua thêm được cân thịt, con gà, nải chuối và chút kẹo bánh đãi trẻ con chòm xóm.


Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Phó TBT Báo CAND trao quà Tết tặng bà con các dân tộc huyện Trạm Tấu, Yên Bái.
Trong buổi gặp gỡ với các chiến sỹ Công an làm báo, Đại tá Nguyễn Hồng Thái nói chuyện thân tình với bà con: “Những suất quà tuy giá trị không lớn, nhưng gửi gắm vào đó là tấm lòng của doanh nghiệp Duy Lợi thường xuyên làm việc thiện, là tình cảm của cán bộ chiến sỹ Báo CAND gửi tới bà con, chia vui với bà con trong dịp Tết đến xuân về". Trọn vẹn một ngày với  Trạm Tấu, 40 suất quà đã được trao tận tay từng người dân. Những chiếc chăn ấm lần lượt theo chân chủ nhân mới về nhà. Những gương mặt tươi vui, phấn khởi, những tiếng cười thân thiện và ấm áp tình người xua tan đi giá lạnh. Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Trạm Tấu, bà Lê Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu đã cảm ơn tấm thịnh tình của doanh nghiệp Võng xếp Duy Lợi, Báo CAND và Công an tỉnh Yên Bái đã dành sự quan tâm cho người dân huyện vùng cao Trạm Tấu.
Sau buổi trao tặng quà, nhiều người dân vẫn nấn ná ở lại trụ sở huyện chưa về ngay. Cụ Vi Thị Sương, 80 tuổi, dân tộc Mông dù không nói sõi tiếng Kinh, vẫn nán chờ ở cửa xe ôtô, nắm tay Đại tá Nguyễn Hồng Thái cảm ơn rồi mới thong thả ra về. Anh Đặng Văn Ái, bản Lìu 1, xã Hát Lìu cũng lần lượt ra bắt tay từng người trong đoàn công tác chúng tôi, cảm động tâm sự, nhà anh nghèo lắm, trâu bò cũng không có, 3 đứa con bé “trứng gà, trứng vịt”. Có thêm chăn ấm, ban đêm nhà anh sẽ không còn phải đốt nhiều củi để sưởi nữa. Chia tay Trạm Tấu, Đoàn  công tác xã hội - từ thiện của Báo CAND lại tiếp tục lên đường, đến với một huyện nghèo nữa của tỉnh Yên Bái, nơi có những đồng bào đang cần chăn ấm đón xuân.

Hỗ trợ 1 triệu đồng cho 2 cán bộ Công an bị đối tượng đốt xe khi đang làm nhiệm vụ
Trong cùng buổi trưa Đoàn công tác đến trao từ thiện tại Trạm Tấu, Đại tá Thẩm Như Tiến - Trưởng Công an huyện nhận được một cú điện thoại từ địa bàn báo về. Tổ công tác của Ban chỉ đạo 138 huyện, trong đó có 1 đồng chí Công an huyện và 1 đồng chí công an xã đi kiểm tra việc tái trồng cây thuốc phiện tại vùng giáp ranh giữa Trạm Tấu và huyện Bắc Yên của Sơn La đã bị các đối tượng chất củi thiêu rụi 4 chiếc xe máy.
Được biết, các đồng chí trong tổ công tác đã xuất phát trước đó 2 ngày, kiểm tra tại các xã vùng sâu nhất là Tà Đằng và Tà Si Láng. Do điều kiện mưa rét, thời tiết bất lợi, lại phải đi vào rừng sâu, tổ công tác để xe máy lại để leo bộ đến điểm có phát hiện trồng cây thuốc phiện. Tuy nhiên, khi quay trở lại thì phương tiện đã bị các đối tượng đốt. Hiện, Công an huyện đang tiếp tục điều tra vụ việc. Chia sẻ trước sự khó khăn vất vả của các đồng chí, Đại tá Nguyễn Hồng Thái - Phó Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân đã quyết định trích 1 triệu đồng để hỗ trợ 2 đồng chí Công an vừa bị thiệt hại tài sản.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
1
2
3
4
5
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: trạm tấu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn

Giúp đỡ 22 gia đình có ngư dân mất tích vơi bớt nỗi đau Con đường làng về xã Quảng Lộc, Quản

Giúp đỡ 22 gia đình có ngư dân mất tích vơi bớt nỗi đau

Thứ bảy - 11/10/2014 13:20
Giúp đỡ 22 gia đình có ngư dân mất tích vơi bớt nỗi đau
 
 


Con đường làng về xã Quảng Lộc, Quảng Trạch, Quảng Bình như dài thêm khi chúng tôi đến thăm gia đình 14 ngư dân mất tích. Tết đã cận kề, nhưng bà con nơi đây vẫn còn chật vật với luống rau, thửa mạ. Ngày 30/12, chiếc tàu cá mang số hiệu QB 93714 trên đường vào bờ không may bị chìm đã cướp đi tính mạng của 14 ngư dân ở mảnh đất nghèo Quảng Lộc. Gần 2 tháng nhận hung tin, nhưng bà Phạm Thị Hoa vẫn thẫn thờ không tin vào sự thật. Nỗi đau quá lớn, bởi trong một ngày bà mất đến 6 đứa con trên con tàu QB 93714.
Gạt nước mắt, người mẹ nghèo nơi triền cát nhớ lại: "Trước ngày đi biển thằng Phong, thằng Lưu, thằng Chung, thằng Hùng cùng thằng Kiểu và thằng Bình còn ngồi chén rượu, điếu thuốc với nhau. Đứa mô cũng nói đến chuyện Tết, đi tàu về để sắm Tết, vậy mà cả 6 đứa con tui nỏ đứa mô về...". Tiếng chuông nhà thờ ở Quảng Lộc bỗng ngân dài như dòng nước mắt cứ chảy mãi trên khuôn mặt của bà Hoa khi chiều muộn. Gia đình của cả 14 ngư dân mất tích ở Quảng Lộc có hoàn cảnh còn hết sức khó khăn, vì vậy sự sẻ chia, động viên của Báo CAND và doanh nghiệp Võng xếp Duy Lợi (mỗi thân nhân ngư dân mất tích 1 triệu đồng) đã phần nào giúp họ vơi bớt nỗi đau. Rời nhà bà Hoa, chúng tôi qua nhà ông Mai Phụng. Phần vì nỗi đau quá lớn, một lúc mất 3 đứa con phần vì gia cảnh quá nghèo, nên dù Tết đã cận kề, nhưng gia đình ông Phụng vẫn chưa hề nhắc đến Tết. Cầm món quà của Báo CAND và doanh nghiệp Võng xếp Duy Lợi nước mắt ông cứ chảy dài.

Đại diện Báo CAND và Công ty Duy Lợi trao tiền thăm hỏi, động viên gia đình các ngư dân gặp nạn.
Rời xã Quảng Lộc chúng tôi đến xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình nơi có tàu cá mang số hiệu QB 93469TS do ngư dân Nguyễn Đức Thắng (38 tuổi), trú thôn Tân Định, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch làm thuyền trưởng cũng bị chìm vào ngày 30/12 làm 8 ngư dân mất tích. Cũng như gia đình các ngư dân ở Quảng Lộc, thân nhân các ngư phủ nơi đây cũng bộn bề trong khó khăn túng quẫn. Ông Nguyễn Văn Sự có con trai Nguyễn Văn Hùng (26 tuổi) mất tích trên tàu cá nói thật lòng, xúc động: "Quả thật Tết đã gần đến nhưng gia đình chưa biết nhìn vô mô để có tiền sắm Tết, món quà 1 triệu của Báo CAND và doanh nghiệp Võng xếp Duy Lợi sẽ giúp gia đình mua thực phẩm ăn Tết".
Chúng tôi ra về nhưng những lời cảm ơn của thân nhân các ngư dân mất tích, ánh mắt của họ vương vấn nhìn theo như sự lan toả tình yêu thương, nghĩa đồng bào của Báo CAND đối với những phận đời khó khăn khắp cả nước mỗi độ Tết đến, xuân về
Theo cand.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
1
2
3
4
5
Click để đánh giá bài viết
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn